Trứng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Trứng tuy là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe nhưng lại nằm trong nhóm thực phẩm đặc biệt có nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng ngộ độc bao gồm đau đầu, sốt, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói và có thể kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Chế biến trứng sai quy cách được cho là một trong những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm, do vậy, cần phải xử lý và chế biến cẩn thận nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giữ lạnh
- Để trứng vào hộp các-tông và bảo quản trong tủ lạnh sau khi mua.
- Không ăn thức ăn cần cất giữ trong tủ lạnh nếu đã để ở ngoài tủ lạnh quá 2 tiếng.
Giữ sạch
- Đôi khi, vi khuẩn có hại có thể được tìm thấytrên quả trứng (khi vỏ trứng bị dính đất, phân gà hoặc lông gà), hoặc trong quả trứng, đặc biệt là khi vỏ trứng bị nứt.Vì thế, luôn luôn sử dụng trứng sạch, không bị bụi bẩn hay nứt vỡ.
- Trước và sau khi chế biến trứng, cần giữ tay, mặt bếp và dụng cụ bếp sạch sẽ.
- Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ trứng bằng dụng cụ tách trứng.
Kiểm tra hạn sử dụng
Cần sử dụng trứng trước hạn sử dụng ghi trên hộp đựng. Thời hạn này có thể được áp dụng với điều kiện trứng được cất giữ trong tủ lạnh. Để trứng trong tủ lạnh cũng giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển của các loại vi khuẩn như Salmonella.
Chú ý:
- Ăn ngay sau khi chế biến.
- Những đối tượng sau không được sử dụng trứng sống: trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, người già trên 70 tuổi và người có hệ miễn dịch suy yế. Nguyên nhân có thể là do hệ miễn dịch yếu hơnhoặc dạ dày không có đủ axit để bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn Salmonella.
- Cần nấu trứng đến khi lòng trắng rắn lại và lòng đỏ bắt đầu đặc lại.
- Không rửa trứng, bởi vỏ trứng trở nên rỗ hơn khi ướt, khiến vi khuẩn có hại từ đất hoặc lông gà trên vỏ trứng thâm nhập vào trong trứng.