Mỳ tươi và những lưu ý khi bảo quản
Một số loại mỳ tươi có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu không được để trong tủ lạnh từ khi sản xuất đến khi chế biến. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng và đạt đến mức gây ngộ độc bởi mỳ tươi có hoạt độ nước cao và mức pH gần như trung tính. Nguy cơ ngộ độc do sử dụng thực phẩm này còn cao hơn đối với những ai có hệ miễn dịch yếu như phụ nữ có mang, trẻ nhỏ dưới năm tuổi và người già hơn 70 tuổi mắc một số bệnh lý nhất định. Hãy chú ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bạn và cả gia đình.
Để mỳ tươi trong tủ lạnh
Để mỳ tươi trong tủ lạnh tới khi sử dụng. Một số người có thói quen để mỳ trong bếp để làm mềm sợi mỳ, nhưng việc này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ngộ độc phát triển.
Làm mềm sợi mỳ
Thông qua hạn “Sử dụng đến ngày”, hạn “Sử dụng tốt nhất”, ngày sản xuất, hướng dẫn dự trữ và nấu nướng ghi trên gói đựng thực phẩm, bạn có thể biết liệu mỳ còn tươi và cần được để trong tủ lạnh hay không.
Thông thường, sợi mỳ sẽ cứng lại khi để trong tủ lạnh. Điều này không có nghĩa là mỳ không còn tươi.Mỳ sẽ mềm trở lại khi được hâm nóng. Hướng dẫn hâm nóng có thể được ghi trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể làm mềm sợi mỳ bằng cách trần qua nước sôi. Hãy sử dụng một chiếc dĩa và nhẹ nhàng gỡ sợi mỳ.
Không phải loại mỳ nào cũng cần để trong tủ lạnh
Một số loại mỳ tươi đã được xử lý và hút chân không để có thể để ở nhiệt độ thường, không cần để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, vẫn cần kiểm tra và tuân thủ hướng dẫn dự trữ thực phẩm và chú ý đến hạn “Sử dụng tốt nhất”.
Nhà bán lẻ thực phẩm chỉ được phép bán thực phẩm an toàn
Sản phẩm từ mỳ tươi bị hỏng có thể trông như vẫn còn tươi, do đó mỳ tươi cần được để trong tủ lạnh nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.Bằng cách này, nhà bán lẻ thực phẩm đã góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.