Hotline:

Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Mark_Lobo_Food_Photography_Melbourne_10

Tùy thuộc vào từng độ tuổi và từng đối tượng (phụ nữ đang mang thai…), tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng trở nên cần thiết. Đặc biệt sau 70 tuổi, con người sẽ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao hơn do hệ miễn dịch ngày càng suy yếu, dạ dày ngày càng ít axit giúp bảo vệ dạ dày khỏi vi khuẩn, có thể khiến triệu chứng bệnh biểu hiện nghiêm trọng hơn và thời gian phục hồi lâu hơn.

Có 2 loại vi khuẩn chính gây ngộ độc thực phẩm:

Listeria

Việc lây nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes đặc biệt nguy hiểm với một số nhóm người có hệ miễn dịch yếu, mặc dù chứng bệnh này khá hiếm và chỉ gây ra triệu chứng nhẹ ở người khỏe mạnh. Ở phụ nữ có thai, Listeria có thể truyền cho thai nhi, dẫn đến dị tật, đẻ non, chết lưu hoặc sảy thai. Listeria cũng có thể khiến trẻ mới sinh trở nên ốm yếu. Ở người gặp vấn đề về sức khỏe, việc lây nhiễm Listeria có thể rất nghiêm trọng.

Listeria có thể bị tiêu diệt nhờ các biện pháp nấu nướng thông thường, tuy nhiên có thể sinh sôi ở một số loại thực phẩm trong tủlạnh, kể cả khi những thực phẩm này đã được trữ lạnh đúng cách. Do vậy:

  • Chỉ nên ăn thực phẩm mới nấu xong và rau quả đã rửa sạch
  • Có thể ăn thức ăn thừa nếu thức ăn được giữ lạnh đúng cách trong không quá một ngày
  • Không ăn thức ăn nếu nghi ngờ về độ vệ sinh trong khâu chế biến hoặc đóng gói thức ăn đó

Nên tránh ăn những thực phẩm ăn sẵn đông lạnh sau, trừ khi chúng được nấu nướng cẩn thận và ăn khi còn nóng như:

  • Pho-mát mềm như brie, blue, fetta, camembert và ricotta
  • Gà đông lạnh, đặc biệt là gà thái lát nhỏ sử dụng để làm sandwich gà
  • Thịt nguội, pate và thịt phết bánh mì
  • Salad làm sẵn hoặc chế biến sẵn
  • Hải sản sống như hàu, sashimi, cá hồi hoặc hàu hun khói
  • Sushi
  • Sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng như sữa dê sống và pho-mát Roquefort

Vibrio

Vibrio là một loại vi khuẩn, có khả năng lây nhiễm qua việc tiêu thụ trai sò sống hoặc chưa nấu chín.

Một số loài Vibrio có thể gây bệnh nặng đối với những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những người mắc các bệnh về gan và dạ dày (ví dụ: người nghiện rượu…). Trong một vài trường hợp, Vibrio đi vào máu, gây sốc nhiễm trùng huyết và tử vong. Người nhiễm Vibrio có thể có biểu hiệnnhiễm trùng da rất rõ rệt.

Để phòng tránh vi khuẩn Vibrio:

  • Không ăn trai sò sống, chế biến trai sò đúng cách
  • Xử lý trai sò cẩn thận bởi Vibrio có thể thâm nhập vào vết thương thông qua vết đứt tay do vỏ sò gây nên khi cố mở vỏ sò
  • Với trai sò trong vỏ: đun sôi đến khi sò tách vỏ và tiếp tục đun trong năm phút, hoặc hấp tới khi sò tách vỏ và tiếp tục nấu trong chín phút
  • Không ăn trai sò không há miệng trong lúc nấu
  • đun hàu trong ít nhất ba phút hoặc rán ngập dầu trong ít nhất 10 phút
  • Ngăn ngừa nhiễm bẩn chéo giữa hải sản đã nấu chín và các loại thực phẩm khác với hải sản sống và nước từ hải sản sống
Chia sẻ
Từ khóa: