Cacbonhydrat
Cacbonhydrat là một loại đường và phần lớn thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ đều chứa cacbonhydrat, ví dụ như trái cây chứa fructozơ và glucozơ, sản phẩm từ sữa có lactozơ, khoai tây có tinh bột, v.v. Khi vào cơ thể, cacbonhydrat được chuyển hóa thành đường đơn. Đường đơn tuần hoàn trong máu, cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào. Năng lượng hoạt động chính của não bộ cũng là một trong các loại đường đơn (glucozơ).
Những thực phẩm nào chứa cacbonhydrat?
Có nhiều loại thực phẩm chứa cacbonhydrat, tuy nhiên, một số loại lại giàu dinh dưỡng hơn những loại khác. Do cơ chế hấp thu tất cả các loại cacbonhydrat của cơ thể là giống nhau, cần phải chọn thực phẩm chứa cacbonhydrat có bổ sung các dưỡng chất khác. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể không chỉ được cung cấp đường mà còn các dưỡng chất cần thiết khác để hoạt động.
- Ngũ cốc và bánh mì
Khi chọn bánh mì, hãy sử dụng loại có nhiều chất xơ do những thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao hơn và giúp trẻ no lâu hơn.
- Rau củ
Các loại rau củ giàu tinh bột như khoai tây, ngô, củ cải vàng, khoai lang và bí ngô đều chứa cacbonhydrat và là thực phẩm giàu dinh dưỡng do chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Hơn nữa, những thực phẩm này cũng giàu chất xơ.
- Đậu
Các loại đậu, ví dụ như đậu đỏ, đậu Hà Lan và đậu lăng, là nguồn cung cấp protein, vitamin B, sắt và axit folic tuyệt vời.
- Hoa quả
Tất cả các loại trái cây đều chứa cacbonhydrat dưới dạng fructozơ và glucozơ. Ăn trái cây không chỉ cung cấp cho cơ thể bạn cacbonhydrat mà còn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giàu dinh dưỡng khác cũng như chất xơ.
- Sản phẩm từ sữa
Sản phẩm từ sữa chứa một loại cacbonhydrat gọi là lactozơ. Những sản phẩm này rất giàu dinh dưỡng và bổ sung cho bữa ăn nhiều canxi và protein.
Thực phẩm giàu năng lượng
Các loại bánh kem, bánh nướng, donut, khoai tây chiên, kẹo và đồ uống có đường đều chứa cacbonhydrat. Đây đều là những thực phẩm nghèo dinh dưỡng bởi chúng không mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng, đồng thời giàu năng lượng, chất béo, đường và natri.