Ngộ độc thực phẩm: Những điều cần biết
Hàng năm, có hàng tỉ người mắc ngộ độc thực phẩm mà không biết nguyên nhân gây bệnh chính là thực phẩm mà họ tiêu thụ.Ngộ độc thực phẩm không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và người bệnh, mà còn tạo gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc y tế, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, sự phát triển quốc gia vàtình hình thương mại quốc tế.
Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng của bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là: đau bụng, nôn ói và tiêu chảy. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc trong 24-72 giờ sau khi ăn.
Theo ước tính, 3% số ca ngộ độc thực phẩm có thể để lại hậu quả lâu dài đối với sức khỏe, gây ra một số bệnh nghiêm trọng như ung thư, viêm khớp và rối loạn thần kinh.Với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người ốm và người già, hậu quả của ngộ độc thực phẩm thường nghiêm trọng và dễ dẫn đến tử vong hơn.
Làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Hạn chế tự tay chế biến thực phẩm/nấu ăn khi bị ngộ độc trong 48 giờ sau khi triệu chứng bệnh biến mất. Tuy nhiên, nếu bắt buộc, cần rửa tay bằng xà phòng và nước trong lúc chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, uống nhiều nước có thể giúp cơ thể không bị mất nước trong lúc bị tiêu chảy.
Người có nguy cơ ho hoặc hắt hơi khi chế biến thực phẩm nên đeo khẩu trang và sử dụnggăng tay để hạn chế đứt hoặc nhiễm trùng tay và phải thay thường xuyên.
Cần biết rằng, phác đồ điều trị ngộ độc thực phẩm ở các quốc gia là không giống nhau và cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng nơi. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ khi đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc chứa máu, hoặc khi đi ngoài trong hơn 3 ngày.
Một số dạng ngộ độc thực phẩm có thể truyền từ người sang người. Y tá có thể nhiễm bệnh từ người bệnh mắc ngộ độc thực phẩm.
Khi triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng, hãy đến trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra sức khỏe.