Hotline:

Thực phẩm nào có lợi cho sức khỏe của trẻ?

Thực phẩm mà trẻ tiêu thụ hàng ngày rất quan trọng với sức khỏe của trẻ. Rau quả, thực phẩm chứa protein và sản phẩm từ sữa cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, các bố mẹ cũng cần chú ý đến hàm lượng đường, muối và chất béo bão hòa.

  • Trái cây: Khuyến khích trẻ ăn nhiều loại trái cây như táo, chuối, quýt… Hạn chế sử dụng nước ép quả đóng hộp.
  • Rau củ: Bổ sung vào bữa ăn của trẻ các loại rau củ có màu đỏ, cam và xanh sẫm như cà chua, khoai lang và súp lơ xanh…
  • Ngũ cốc: Đảm bảo ít nhất một nửa khẩu phẩn ngũ cốc của trẻ là ngũ cốc nguyên hạt bằng cách cho trẻ ăn bánh mì, pasta… từ ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thực phẩm giàu protein: Chọn lựa nhiều loại thực phẩm giàu protein như hải sản, các loại đậu và một ít thịt gia súc gia cầm.
  • Sản phẩm từ sữa: Cho trẻ sử dụng sữa tươi, sữa chua và pho mát ít béo để cung cấp can-xi cho trẻ.
  • Khuyến khích trẻ uống nước thay vì nước ép trái cây hay nước uống có đường: Uống quá nhiều nước ép trái cây 100% hay các loại đồ uống có đường khác như soda, nước hoa quả hay nước tăng lực có thể khiến cơ thể trẻ hấp thụ nhiều calo hơn mức cần thiết.
  • Kiểm tra hàm lượng muối trong thực phẩm đóng hộp, bánh mì và thực phẩm đông lạnh: Đọc kĩ thông tin dinh dưỡng và chọn lựa thực phẩm chứa ít muối.
  • Cẩn thận với hàm lượng chất béo bão hòa trong thực phẩm: Thỉnh thoảng có thể để trẻ ăn bánh ngọt, bánh quy, kem, pizza, pho mát, xúc xích… Tuy nhiên, không được để trẻ ăn các loại thực phẩm này hàng ngày.

nutritious-food-285x160

Phần lớn chúng ta tiêu thụ rất nhiều natri (muối) đến từ thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm mua ngoài, trong đó có cả trẻ nhỏ.

Điều chỉnh khẩu vị của trẻ: Sử dụng ít muối hoặc không dùng muối và lựa chọn thực phẩm ít muối sẽ giúp trẻ không ăn mặn.

Tiêu thụ ít muối là một trong những biện pháp quan trọng giúp trẻ luôn khỏe mạnh trong quá trình phát triển. Tiêu thụ ít muối giúp giảm nguy cơ huyết áp cao và một số bệnh mãn tính khi trưởng thành. Hàm lượng muối khuyên dùng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi là ít hơn 1500 miligam/ngày và cho trẻ 4 – 8 tuổi là ít hơn 1900 miligam/ngày.

Để hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn:

  • So sánh thành phần muối giữa các loại thực phẩm dựa vào Thông tin Dinh dưỡng. Ví dụ: một cốc sốt cà chua có thể chứa từ 700 – 1260 miligam muối.
  • Lựa chọn thực phẩm “không muối” hoặc “ít muối”
  • Không hoặc thêm ít muối vào thực phẩm khi chế biến
  • Xả thực phẩm đóng hộp như các loại đậu trước khi sử dụng để giảm bớt muối trong sản phẩm

Chú ý thực phẩm chứa nhiều kali. Những thực phẩm này có thể làm giảm phần nào tác dụng của natri lên huyết áp. Các loại rau củ như khoai lang, củ cải, khoai tây, cà chua xay, đậu tương và hoa quả như chuối, mận khô, dưa vàng, dưa bở và nước cam là các thực phẩm giàu kali.

Chia sẻ
Từ khóa: