Hotline:

An toàn thực phẩm đối với phụ nữ đang mang thai

Khi mang thai, khả năng đề kháng viêm nhiễm của bạn cũng bị suy giảm. Ngoài ra, hệ miễn dịch của thai nhi cũng chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều này có nghĩa là cả bạn và trẻ đều có nguy cơ nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm không an toàn. Hiện tượng này gọi là “ngộ độc thực phẩm”.

Ảnh hưởng từ ngộ độc thực phẩm lên cơ thể phụ nữ mang thai thường lớn hơn lên phụ nữ không mang thai. Một số dạng ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến sảy thai hay sinh non, thậm chí là gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh.

food_safety

Để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và của trẻ, bạn cần phải đặc biệt cẩn thận về an toàn thực phẩm khi mang thai.

An toàn thực phẩm cho mọi người

Tuân thủ theo những hướng dẫn sau để đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm phòng tránh ngộ độc:

SẠCH SẼ: Rửa tay và dụng cụ làm bếp thường xuyên

TÁCH RIÊNG: Không gây nhiễm bẩn chéo. Ví dụ: sau khi thái thịt, rửa dao trước khi thái rau…

NẤU NƯỚNG: Nấu đến nhiệt độ thích hợp. Sử dụng nhiệt kế thực phẩm.

GIỮ LẠNH: Giữ lạnh đúng cách.

Một số loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao, trong đó có sữa, pho mát và nước trái cây chưa tiệt trùng; sản phẩm từ động vật sống hoặc tái như hải sản, thịt gia súc gia cầm và trứng; giá sống. Không ăn những thực phẩm này.

Khi bạn mang thai

  • Tuân thủ các hướng dẫn về an toàn thực phẩm nói chung
  • Tuân thủ chặt chẽ các quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Nhiễm khuẩn listeria và toxoplasma là các dạng ngộ độc dễ ảnh hưởng phụ nữ có thai và để lại hậu quả nghiêm trọng
  • Tuân theo các hướng dẫn về sử dụng hải sản
  • Tham khảo tư vấn từ bác sỹ và các cơ sở chăm sóc y tế khi có thắc mắc

Khi bạn cho con bú

  • Tuân thủ các hướng dẫn về an toàn thực phẩm nói chung
  • Tuân thủ các hướng dẫn về sử dụng hải sản
  • Tham khảo tư vấn từ bác sỹ khi có câu hỏi

 

 

Chia sẻ
Từ khóa: