Hotline:

An toàn thực phẩm khi mất điện và hỏa hoạn

“Làm thế nào để đảm bảo an toàn thực phẩm khi xảy ra những tình huống bất ngờ?” Đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Bài viết sau đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc trên.

f2c5bc10-bc47-0132-458d-0ebc4eccb42f

Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất từ hỏa hoạn là khói độc từ các vật liệu bị đốt cháy. Hóa chất sử dụng để dập lửa cũng có thể chứa chất liệu độc hại. Sức nóng từ ngọn lửa có thể khiến vi khuẩn trong thực phẩm sinh sôi nảy nở nhanh chóng:

  • Loại bỏ mọi loại thực phẩm ở gần ngọn lửa, bao gồm thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đựng trong chai lọ.
  • Loại bỏ mọi loại thực phẩm sống hoặc đóng gói như thực phẩm đựng trong hộp, bọc trong giấy bọc thực phẩm, hũ và chai có nắp vít.
  • Vứt bỏ thực phẩm trong tủ lạnh khi tủ lạnh không hoàn toàn kín khí, bởi khí độc có thể lọt vào tủ lạnh.
  • Rửa sạch dụng cụ bếp đã tiếp xúc với hóa chất dập lửa bằng nước xà phòng nóng, sau đó vệ sinh bằng hỗn hợp thuốc tẩy theo tỉ lệ 15ml thuốc tẩy : 2 lít nước nóng và xả lại bằng nước sạch.

Trong trường hợp mất điện, bạn nên ghi lại thời gian mất điện để theo dõi và có các biện pháp bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.

Nếu mất điện hơn bốn tiếng, thực phẩm trong tủ lạnh có thể bị hỏng. Hạn chế mở cửa tủ lạnh. Với tủ lạnh đóng, thời gian giữ lạnh thực phẩm có thể kéo dài 4 tiếng. Không nên ăn thực phẩm phải để trong tủ lạnh đã bị để ngoài không khí trong hơn 2 tiếng.

Tủ đông thường không rã đông và giữ lạnh thực phẩm trong ít nhất 24 tiếng, với điều kiện tủ không bị mở ra. Nếu đã tan giá, thực phẩm đông lạnh không nên được đông lạnh trở lại mà chỉ nên giữ lạnh và sử dụng càng sớm càng tốt.

Vứt bỏ thực phẩm đã qua chế biến khi mất điện nếu bạn không thể nấu thực phẩm đó trong vòng 2 tiếng. Nếu thực phẩm đã được nấu chín, ăn trong vòng 2 tiếng hoặc loại bỏ.

Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp không được phép buôn bán thực phẩm không an toàn hoặc không phù hợp

  • Chỉ sử dụng nước có thể uống được trong chế biến thực phẩm
  • Không nên bán lại thực phẩm đóng hộp vẫn còn dùng được
  • Không được đặt tên khác cho thực phẩm đóng gói nếu không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
  • Đảm bảo thực phẩm bị loại bỏ không rơi vào tay người tiêu dùng.

 

Chia sẻ
Từ khóa: