Hotline:

An toàn thực phẩm trong tiệc nướng và tình huống bất ngờ

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cấp thiết luôn được ưu tiên hàng đầu, nhất là khi các ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm không ngừng gia tăng, nên con người ngày nay có xu hướng nấu ăn ở nhà cũng là điều dễ hiểu. Do vậy, đảm bảo an toàn thực phẩm tại nhà ngày càng trở nên quan trọng.

BBQ

1. An toàn thực phẩm trong các bữa tiệc nướng

Thịt nướng có thể được coi là một trong những nguồn chính trực tiếp gây nhiễm khuẩn chéo. Một trong những lỗi cơ bản thường gặp nhất là đặt thịt đã qua chế biến vào đĩa đựng thịt sống. Khi nước thịt sống lẫn vào thực phẩm chín hoặc đã qua chế biến, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, hoặc nguy hiểm hơn là đến tính mạng của con người.

Ngoài ra, cần để riêng thực phẩm sống và chín trong hộp kín riêng biệt. Tuyệt đối không rưới nước ướp thịt sống lên thịt đã qua chế biến.

Đảm bảo thịt sống luôn được giữ lạnh cũng như không để thực phẩm chín và salad ở nhiệt độ thường quá hai tiếng. Nếu trong thực phẩm chứa vi khuẩn gây ngộ độc, những vi khuẩn này có thể sinh sôi nhanh chóng ở nhiệt độ cao.

Trong trường hợp nếu không ăn ngay, cần bảo quản thịt trong tủ lạnh để có thể giữ được độ tươi ngon. Đối với các món như xúc xích, chả và thịt gia cầm, cần nấu tới khi nước thịt trong, không còn màu hồng.

Để biết chính xác miếng thịt đã chín hay chưa, nên sử dụng nhiệt kế thực phẩm. Nhiệt độ tiêu chuẩn cho một số món nướng như sau:

– Thịt gà (nguyên con), đùi, cánh, chân và ức: 74°C

– Thịt băm, xúc xích: 71°C

– Cá: 63°C

Trong trường hợp thấy những triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, đau họng kèm sốt cao, sốt, vàng da…, cần tạm ngừng nấu ăn. Nếu không thấy các dấu hiệu thuyên giảm, hãy đến khám ở các cơ sở y tế gần nhất.

2. An toàn thực phẩm trong các tình huống khẩn cấp

Tình huống bất ngờ đặt ra ở đây là hệ thống nước bị hỏng. Vậy làm thế nào để vẫn đảm bảo được an toàn thực phẩm?

Nếu hệ thống cấp nước của bạn bị ngắt hoặc bị ô nhiễm, hãy đun sôi và để nguội nước trước khi uống và sử dụng. Nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai có thể được sử dụng để vệ sinh cá nhân, rửa rau, nấu nướng và làm đá. Nếu không có nước máy, hãy sử dụng nước từ bể chứa hoặc nước đóng chai, khăn ướt hoặc các dung dịch khử trùng. Với thức ăn cho trẻ sơ sinh, nên sử dụng nước từ bể chứa hoặc nước đóng chai đã đun sôi và để nguội không quá nửa tiếng.

Chú ý: Tránh sử dụng nước có hàm lượng Natri (Na) cao hơn 200mg/l. Thay vào đó, nên sử dụng sữa đóng hộp có thể sẽ mang lại nhiều tiện ích hơn.

Nếu không có điện ga để đun nước và không có sữa pha sẵn, có thể sử dụng nước đóng chai (nước suối hoặc nước khoáng) để pha sữa cho trẻ mà không cần đun sôi, tuy nhiên cần được sử dụng ngay sau khi pha để đảm bảo an toàn.

Chia sẻ
Từ khóa: