Hotline:

Dán nhãn thực phẩm: Những điều cần biết

Nhãn mác dán trên thực phẩm nhằm cung cấp thông tin chi tiết cho người tiêu dùng.Qua đó giúp bạn không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu sản phẩm để lựa chọn. Nhận biết nhãn mác có thể không phải chuyện dễ dàng, nhưng một khi làm quen với các kí hiệu ngôn từ được ghi trên bao bì, bạn sẽ trở thành “người tiêu dùng thông minh” trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với bản thân và gia đình.

Food-analysis-image1

Trước khi tìm hiểu một số kí tự trên bao bì nhãn hiệu, chúng ta cần phải biết đồ ăn và thức uống thường bao gồm những thông tin gì?

Thông thường, trên các sản phẩm thường sẽ in những thông tin cơ bản sau:

-Tên sản phẩm

– Thành phần và nguyên liệu sản xuất (thường bắt đầu với nguyên liệu có hàm lượng lớn nhất và kết thúc bằng nguyên liệu có hàm lượng nhỏ nhất)

– Nguồn gốc xuất xứ (nơi sản xuất)

– Các hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn chế biến.

– Thời gian sản xuất và hạn sử dụng

Trên bao bì thực phẩm luôn có ngày tháng để người tiêu dùng biết thực phẩm có thể để được bao lâu trước khi không thể sử dụng được hoặc trước khi chất lượng thực phẩm không được đảm bảo. Trong đó, phổ biến nhất là hai cụm từ: “Usebydate” và “Bestbeforedate”.

“Use by date” chỉ khoảng thời gian thực phẩm có đủ độ an toàn để sử dụng nếu được bảo quản đúng quy cách vànên được tiêu thụ muộn nhất là vào khoảng thời gian trên khi được bảo quản đúng như hướng dẫn sử dụng(với những đồ đông lạnh, nhiệt độ trong tủ lạnh không quá 5oC). Đối với một số thực phẩm dễ hỏng như chế phẩm từ thịt đã qua chế biến, thức ăn chế biến có ghi “Use by date”, điều này có nghĩa là không nên ăn những thức ăn này sau thời hạn trên, bởi khi đó, thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Cũng cần chú ý thêm, một khi mở những thực phẩm đóng gói sẵn như thịt và salad đã qua chế biến, thời hạn sử dụng an toàn không còn được áp dụng. Khi đó, trên nhãn hàng sản phẩm sẽ nêu rõ sản phẩm nên được tiêu thụ trong khoảng bao nhiêu ngày (thường là hai hoặc ba ngày).

Trong khi đó, “Best before date” nhằm chỉ chất lượng của thực phẩm hơn là mức độ an toàn. Do đó, nếu đã qua “Best before date” không có nghĩa là thực phẩm sẽ có hại, điều đó chỉ có nghĩa là đôi khi thực phẩm không còn giữ nguyên được hương vị và các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, “Best before date” chỉ chính xác nếu thực phẩm được bảo quản theo đúng hướng dẫn ghi trên sản phẩm, chẳng hạn như “Bảo quản ở nơi khô ráo” hoặc “Bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở.”

Ngoài ra, trên bao bì sản phẩm còn ghi rõ tên, địa chỉ nhà sản xuất, đóng gói  và phân phối sản phẩm và các chất gây dị ứng (nếu có). Đối với các đồ uống có cồn, trên nhãn mác sẽ ghi thêm nồng độ cồn có trong sản phẩm.

Chia sẻ
Từ khóa: