Hotline:

Những lưu ý trong khẩu phần ăn và cách giảm chứng kén ăn ở trẻ

Các bậc cha mẹ cần chú ý đến thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, nếu trẻ có các dấu hiệu kén ăn, cần có phương pháp kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng, tránh để tình trạng này kéo dài.

tumblr_n04j8um09I1ssuiuwo1_500

Thành phần bữa ăn

Chú ý:

  • Thành phần bữa ăn không bao gồm dầu ăn hay gia vị sử dụng trong nấu ăn
  • Lựa chọn rau quả tươi, đông lạnh hay đóng hộp (trong nước hay nước ép)
  • Nếu không sử dụng loại đồ uống nào khác trong bữa ăn, nên uống nước thường
  • Ưu tiên sử dụng sữa tươi, sữa chua và pho mát ít béo hoặc không béo
  • Ít nhất một nửa lượng ngũ cốc sử dụng là ngũ cốc nguyên hạt
  • Để bữa ăn đa dạng hơn, hoặc nếu con bạn bị dị ứng với bơ lạc, hãy sử dụng bơ đậu tương hay bơ từ hạt hướng dương
  • Một số thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu không được chế biến, nấu nướng và dự trữ đúng cách
  • Một số thực phẩm có thể gây nghẹn cho trẻ nếu không được chế biến hay thái nhỏ đúng cách. Với rau sống, hãy cắt thành nhiều miếng nhỏ. Với quả tròn (nho, cà chua bi…), hãy cắt làm đôi. Với bơ lạc, hãy phết thật mỏng.

Kén ăn

Bé nhà bạn có kén ăn hay không? Những câu nói dưới đây có đúng với con bạn hay không?

  • “Bé A không thích ăn những món có màu xanh lá, vì cháu không thích màu này”
  • “Bé B chỉ thích ăn sandwich bơ lạc thôi!”
  • “Bé C chẳng bao giờ ngồi yên một chỗ khi ăn. Có vẻ cháu không có đủ kiên nhẫn để ngồi yên tới khi ăn xong!”

Bé nhà bạn không phải trường hợp duy nhất. Kén ăn là hành vi thường thấy ở trẻ trong lứa tuổi mầm non. Đây chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển và trở nên độc lập của trẻ. Nếu trẻ có sức khỏe tốt, phát triển bình thường và có nhiều năng lượng tức là trẻ đã có đủ dưỡng chất cần thiết.

Nhiều trẻ sẽ biểu hiện những hành vi sau khi còn trong lứa tuổi mầm non. Trong đa số trường hợp, những hành vi này sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên:

  • Trẻ không muốn ăn một món nào đó vì màu sắc hay kết cấu của món ăn. Ví dụ như trẻ không ăn món ăn có màu đỏ hay xanh, có hạt hay mềm, ướt.
  • Trong một thời gian nhất định, có thể trẻ sẽ chỉ ăn một loại thức ăn nào đó. Có thể trẻ sẽ chọn 1 hay 2 món mà trẻ thích và không ăn những thức ăn khác.
  • Đôi khi trẻ không chịu ngồi yên một chỗ để ăn và hứng thú với các hoạt động khác hơn là ăn.
  • Trẻ không chịu thử món ăn mới, đặc biệt là rau quả. Việc trẻ thích ăn những món quen thuộc và sợ thử món mới là hành vi hết sức bình thường.

Yêu cầu trẻ phụ việc trong nhà bếp là một cách tốt nhằm khuyến khích trẻ thử các món mới. Trẻ em thường cảm thấy phấn khích khi hoàn thành những việc của “người lớn”. Hãy để trẻ làm những việc nhỏ và khen ngợi nỗ lực của trẻ. Trẻ sẽ khó lòng từ chối thử ăn những món ăn mà trẻ đã góp phần tạo thành.

Chia sẻ
Từ khóa: