Hotline:

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng tủ đông lạnh

Chúng ta đều biết đông lạnh là phương pháp tối ưu nhằm dự trữ thực phẩm để luôn tươi ngon. Nếu thực phẩm được giữ đông đúng cách, những vấn đề như an toàn thực phẩm và khả năng dự trữ thực phẩm trong tủ không còn là mối bận tâm lớn của con người. Tuy nhiên, có một số điều chúng ta cần chú ý khi cất giữ thức ăn trong tủ đông lạnh để đảm bảo thực phẩm được bảo quản lâu nhất mà không bị hỏng.

13841

1. Không cất thức phẩm còn nóng vào tủ đông.

Làm nguội thực phẩm trong thời gian ngắn nhất có thể (khoảng hai tiếng), sau đó bọc lại và cất vào tủ đông. Nên chia thực phẩm cần đông lạnh thành những phần nhỏ hơn để thức ăn được đóng đông nhanh hơn.

Lưu ý: Đóng chặt tủ đông và chỉ mở tủ khi cần thiết.

2. Để đông lạnh thực phẩm một cách hiệu quả, nhiệt độ trong tủ đông sẽ ở mức khoảng -18oC.

3. Không đông lạnh thực phẩm đã quá hạn sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Rã đông

Đa phần các thực phẩm phải rã đông trước khi tiêu thụ hoặc chế biến. Một số nguyên tắc vàng giúp việc rã đông thực phẩm trở nên an toàn và dễ dàng hơn.

– Cách rã đông thực phẩm an toàn nhất là rã đông trong tủ lạnh: cứ 2 – 2,5kg thịt sẽ mất ít nhất 24 tiếng để mềm hoàn toàn.

– Đảm bảo thịt gia cầm đã được rã đông hoàn toàn trước khi chế biến. Có thể kiểm tra bằng cách dùng dĩa hay que xiên kiểm tra liệu các tinh thể băng có trong các hốc trên tảng thịt. Nếu thịt vẫn còn bị đông, khi bắt đầu đun nấu sẽ mất nhiều thời gian hơn và có thể sẽ không đạt đủ nhiệt độ tiêu diệt vi khuẩn có hại.

– Khi đã rã đông thực phẩm, cần chế biến và sử dụng trong vòng 24 tiếng chứ không cất trở lại tủ đông.

– Không rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng, bởi khi rã đông bằng lò vi sóng, thực phẩm có thể sẽ đạt đủ nhiệt độ cho phép vi khuẩn có hại sinh sôi.

Không phải thực phẩm nào cũng cần rã đông trước. Do vậy cần xem hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt là các thực phẩm đóng gói sẵn.

5. Mất điện

Nếu thời gian mất điện ≤ 24 tiếng, thực phẩm trong tủ đông vẫn được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian mất điện, không mở tủ đông quá nhiều để thực phẩm được giữ lạnh lâu hơn. Nếu có điện trở lại trong 24 tiếng, cần để nguyên thực phẩm trong tủ và không mở tủ để kiểm tra, vì có thể khiến nhiệt độ trong tủ tăng lên. Nếu tủ không hoạt động trở lại trong 24 tiếng, cần phải áp dụng các biện pháp giữ lạnh khác. Một số thực phẩm có thời gian rã đông cao hơn các thực phẩm khác, do vậy cần kiểm tra từng thực phẩm một.

Chia sẻ
Từ khóa: