Hotline:

Vệ sinh cá nhân và khu vực bếp đúng cách

Có thể nói, đôi tay là một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh về đường tiêu hóa khi chúng ta vô tình tiếp xúc với môi trường có vi khuẩn và trực tiếp dùng tay đưa thức ăn vào cơ thể. Vì vậy, không sai khi cho rằng đôi tay là “phương tiện” vận chuyển vi sinh vật từ nơi này qua nơi khác. Bên cạnh đó, bàn bếpcũng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn ẩu náu và phát trưởng. Do đó, việc rửa tay và giữ vệ sinh khu vực bếp là rất quan trọng và cần thiết.

o-WOMAN-WASHING-HANDS-facebook

Khi nào nên rửa tay?

  • Trước và trong khi chế biến thực phẩm;
  • Trước khi ăn;
  • Sau khi đi vệ sinh;
  • Sau khi chế biến thịt sống;
  • Sau khi thay tã cho trẻ;
  • Sau khi xì mũi;
  • Sau khi đổ rác;
  • Sau khi sử dụng hóa chất (kể cả hóa chất tẩy rửa);
  • Sau khi chơi đùa với thú cưng;
  • Sau khi hút thuốc.

Thực hiện rửa tay đúng cách

  • Làm ướt bàn tay bằng nước sạch;
  • Kì cọ bàn tay trong ít nhất 20 giây với xà phòng (khi rửa tay, hãy chú ý đến đầu ngón tay, móng tay, ngón cái, cổ tay và kẽ tay);
  • Xả lại với nước sạch vàlau khô tay bằng khăn sạch, tốt nhất là với khăn giấy.

Trong trường hợp không có xà phòng hoặc chất tẩy để rửa tay,có thể sử dụng than củi để thay thế.

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân để tránh lây nhiễm vi khuẩn bằng cách đeo găng tay, cắt móng tay và mặc quần áo sạch sẽ. Nếu sử dụng găng tay, cần phải thay găng thường xuyên.

Giữ vệ sinh khu vực nhà bếp

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa tay sạch là chưa đủ, bạn cần phải lau rửa bát đũa và dụng cụ bếp đúng cách:

  • Lau rửa trong khi chế biến thực phẩm để vi sinh vật không có điều kiện phát triển;
  • Đặc biệt chú ý đến dụng cụ ăn, uống và nấu nướng có tiếp xúc với nguyên liệu sống hoặc với miệng;
  • Vệ sinh thớt và dụng cụ bếp có tiếp xúc với thịt hoặc hải sản sống;
  • Rửa và lau khô thiết bị lau rửa, bởi vi sinh vật phát triển nhanh chóng trên các bề mặt ẩm ướt.

Sau khi ăn, bạn nên:

  • Dọn sạch thức ăn thừa và vứt vào thùng rác;
  • Rửa trong nước nóng và chất tẩy, sử dụng khăn hoặc chổi sạch để dọn thức ăn thừa và dầu mỡ;
  • Xả dưới nước nóng;
  • Vệ sinh dụng cụ bếp bằng nước nóng hoặc dung dịch vệ sinh;
  • Để bát đũa và dụng cụ bếp ráo nước hoặc lau bằng khăn sạch.
  • Việc phân biệt rõ giữa “lau dọn” và “làm vệ sinh” là rất quan trọng. “Lau dọn” là quá trình dọn sạch bụi bẩn và thức ăn rơi vãi, trong khi “làm vệ sinh” là quá trình khử trùng hoặc diệt vi sinh vật.
  • Vải, khăn và các dụng cụ lau rửa khác cần được giữ sạch và thay mới hàng ngày. Không nên sử dụng miếng mút. Dùng riêng khăn để lau rửa bát đũa và khăn để lau rửa các bề mặt nhằm ngăn chặn sự sinh sôi của vi sinh vật.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng nước sôi để vệ sinh dụng cụ.
Chia sẻ
Từ khóa: