Hotline:

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Chúng ta đều biết, ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng con người, nhất là mùa hè, khi nhiệt độ cao cùng với môi trường ô nhiễm và thói quen vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo càng làm tăng nguy cơ ngộ độc. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh và nhận biết có thể giảm bớt nguy cơ bị ngộ độc.

b56b3123fc02afa3_shutterstock_98039330.preview

Nhóm thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn:

  • Thịt, đặc biệt là thịt băm nấu chưa chín hay thịt cuộn, thịt đóng khuôn hoặc giần
  • Thịt gia cầm như gà, vịt và gà tây sống hoặc chưa nấu chín
  • Trứng sống hoặc sơ chế, thực phẩm làm từ trứng sống như mayonnaise chưa tiệt trùng
  • Xúc xích, thịt hun khói, hải sản…
  • Cơm, mỳ Ý không được bảo quản ở nhiệt độ an toàn
  • Xa lát chế biến sẵn như xà lách trộn, xa lát pasta hoặc xa lát cơm
  • Sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Nhóm người có nguy cơ cao:

Một số người có nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm cao như:

  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Người già ≥ 70 tuổi mắc một số bệnh lý
  • Người có hệ miễn dịch yếu do mắc các bệnh mãn tính/cấp tính và do trải qua một số đợt điều trị bệnh

Ngộ độc thực phẩm đôi khi có thể gây hại lâu dài đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Những điều cần làm

Người có biểu hiện tiêu chảy và nôn ói không nên đi làm hoặc đến trường và nên uống nhiều nước. Nếu có thể, nên tránh chế biến thức ăn tại nhà khi đang nhiễm bệnh và trong 02 ngày sau khi hết hoàn toàn những triệu chứng của bệnh. Người nhiễm bệnh vẫn có thể truyền bệnh thông qua thực phẩm trong khoảng thời gian này sau khi triệu chứng bệnh ngừng hẳn.

Nếu buộc phải chế biến thức ăn khi đang bị ốm hoặc đã bị ốm 02 ngày trước đó, hãy nhờ ai đó làm hộ hoặc gọi thức ăn. Trong trường hợp bất khả kháng, cần phải rửa tay cẩn thận bằng nước xà phóng và lau khô tay trước khi chế biến thức ăn. Tốt nhất là hâm nóng thực phẩm đến ≥ 60°C trước khi dùng.

Khi nào nên đi khám?

Phần lớn người mắc ngộ độc thực phẩm không cần đi khám. Tuy nhiên, hãy tìm đến bác sỹ nếu:

  • Triệu chứng bệnh kéo dài trong hơn 03 ngày hoặc rất nghiêm trọng
  • Mất nước nặng trong hơn 01 ngày
  • Chất nôn/phân chứa máu/chất nhày
  • Người mắc có nguy cơ mất nước như trẻ sơ sinh và người cao tuổi
Chia sẻ
Từ khóa: